Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ
Ngày cập nhật 28/09/2023

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc dị ứng… Đau mắt đỏ là một bệnh phổ biến, xảy ra quanh năm và ở mọi lứa tuổi; bệnh rất dễ lây lan nên có thể bùng phát thành dịch vào thời điểm từ Hè đến cuối Thu.

Đường lây truyền của bệnh đau mắt đỏ

- Do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay…

- Tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh (như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang…)

- Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt, ly/cốc nước uống, gối…)

- Sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (như ao, hồ, bể bơi).

- Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân kém (có thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng…)

- Trong vòng một tuần sau khi hết các triệu chứng của bệnh, người bệnh đau mắt đỏ vẫn có khả năng lây cho người khác.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

- Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt.

- Mắt đỏ, có thể là một hoặc cả hai mắt.

- Mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt.

- Mi mắt sưng nề, đau nhức.

- Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai…

Điều trị và phòng bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ thường diễn tiến lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc gây giảm thị lực.

*Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu như:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch.

- Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.

- Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang...

- Vệ sinh mắt mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ vật, vật dụng của người bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, hoặc người nghi mắc bệnh đau mắt đỏ.

- Người bệnh, người nghi ngờ bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.

- Khi có các dấu hiệu của đau mắt đỏ cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không được tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

Trạm Y tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 194.858
Truy cập hiện tại 502