Hầu hết các vụ sạt lở đất là do các hoạt động bồi đắp, san lấp của con người hoặc từ tự nhiên, chẳng hạn như mưa lớn, bão, lũ, rung chuyển do động đất, núi lửa phun trào và thay đổi đột ngột trọng lực lên bề mặt trái đất, hiện tượng sạt lở đất có xu hướng trầm trọng hơn khi có sự ảnh hưởng của lũ lụt. Ngoài ra, các khu vực bị cháy rừng, chặt phá rừng cũng khiến cho đất, đá bị sói mòn và dẫn đến hiện tượng sạt lở.
Lở đất thường xảy ra tại các khu vực đã từng xảy ra hiện tượng sụt lún trong quá khứ hoặc vị trí có địa hình nền đất yếu. Để chủ động phòng, tránh chúng ta nên tìm hiểu về nguy cơ sạt lở đất ở khu vực nơi ở, làm việc của mình. Các dòng chảy đá vụn và các vụ sạt lở đất khác thường xảy ra trên đường đi của mưa, bão và khu vực ao, hồ, sông, suối (có thể xảy ra ngay lập tực hoặc do thời gian lưu lượng dòng chảy gây sói mòn dẫn đến hiện tượng lở đất). Nền đất bão hòa nặng rất dễ chuyển thành bùn và các dòng chảy vụn.
Việc phòng ngừa để tránh sạt lở đất phải được ưu tiên hàng đầu, nhưng thiệt hại do dòng chảy mảnh vụn có thể được hạn chế nếu có phương pháp phòng bị, chuẩn bị lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng phó phù hợp.
Một số lưu ý khi sống trong một khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất
- Tìm hiểu về các kế hoạch sơ tán và ứng phó khẩn cấp tại địa phương.
- Hướng dẫn mọi người trong gia đình về những việc cần làm nếu xảy ra sạt lở đất.
- Chuẩn bị và thực hành một phương án, tình huống sơ tán cho gia đình khi sinh sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá.
- Làm quen với vùng đất xung quanh nơi ở và làm việc để hiểu được các rủi ro của mình trong các tình huống khác nhau.
- Quan tâm đến các công trình thoát nước trên các sườn dốc gần nhà, đặc biệt là nơi nước chảy tràn tụ lại.
Cần làm gì nếu xảy ra hoặc có khả năng xảy ra lở đất?
- Nếu thấy nguy cơ sắp xảy ra sạt lở đất, hãy sơ tán ngay lập tức. Thông báo cho người thân trong nhà, hàng xóm bị ảnh hưởng nếu có thể, và báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số 114 hoặc cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ.
- Lắng nghe âm thanh bất thường để có thể xác định hướng, khu vực các mảnh vỡ đang chuyển động, chẳng hạn như tiếng cây cối nứt nẻ hoặc đá tảng va vào nhau.
- Nếu ở gần suối hoặc kênh, chú ý cảnh giác với bất kỳ sự tăng hoặc giảm đột ngột nào của dòng nước và để ý xem nước có chuyển từ trong sang đục hay không. Những thay đổi như vậy có thể có nghĩa là có hoạt động dòng chảy mảnh vụn ở thượng nguồn, vì vậy hãy chuẩn bị để di chuyển nhanh chóng.
- Đặc biệt cảnh giác khi lái xe trong khu vực có nguy cơ sạt lở, để ý xem mặt đường bị sụp, bùn, đá rơi và các dấu hiệu khác về khả năng có thể chảy xuống các mảnh vỡ trước khi sạt lở đất, đá xảy ra.
Phải làm gì sau khi xảy ra sạt lở đất?
- Tránh xa khu vực sạt lở. Có thể có nguy cơ xảy ra các sạt lở thứ cấp.
- Kiểm tra những người bị thương và bị mắc kẹt, không đi vào khu vực sạt lở trực tiếp. Chỉ dẫn cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ đến vị trí của những người bị kẹt, người có thể cần hỗ trợ đặc biệt như trẻ sơ sinh, người già và người khuyết tật có thể yêu cầu hỗ trợ thêm trong trường hợp khẩn cấp.
- Nghe đài phát thanh hoặc đài truyền hình địa phương để biết thông tin khẩn cấp mới nhất.
- Đề phòng lũ quét có thể xảy ra sau khi sạt lở đất hoặc dòng chảy của các mảnh vụn.
- Thực hiện theo các hướng dẫn của cơ quan chức năng, sơ tán đến các khu vực an toàn và đồng thời cùng cơ quan chức năng khắc phục hậu quả do sạt lở đất, đá gây ra nếu có thể./.
http://www.canhsatpccc.gov.vn/