Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở PHƯỜNG TỨ HẠ
Ngày cập nhật 29/11/2015

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người từ lúc chào đời cho đến lúc trưởng thành. Quê hương đất nước ngày một phát triển, hội nhập và tiếp thu có chọn lọc nhiều loại văn hóa, làm cho môi trường gia đình ở Việt Nam ngày có những biến động lớn, đầy thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường của thời hội nhập đã sinh ra lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, nặng về kinh tế xem thường đạo lý làm người khiến cho giá trị đạo đức nhiều khi bị đảo lộn. Bên cạnh đó, việc mỡ cửa giao lưu văn hóa quốc tế, bùng nỗ thông tin cũng là cơ hội để những sản phẩm văn hóa đọc hại tuôn vào như những sách báo, phim ảnh đen và cả những trang wep đồi trụy…Tất cả những điều đó đã làm tác động xấu tới tư tưởng, tình cảm, nhân cách gia đình. Chính vì vậy, công tác xây dựng một gia đình nền nếp, văn hóa ngày càng khó khăn và trỡ nên cấp thiết.

Phường Tứ Hạ có 9106 nhân khẩu với 2061 hộ gia đình được chia làm 11 TDP. Trong năm qua, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể quần chúng luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở khu dân cư. Các tổ chức đoàn thể chỉ đạo các chương trình xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – thể thao trong đoàn viên, hội viên: “Xây dựng đời sống văn hóa trong CNVC-LĐ”, “Gia đình nông dân văn hóa”, “Phụ nữ tích cực học tập lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”,..Thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “ngày vì người nghèo”, hưởng ứng phong trào “đền ơn đáp nghĩa”.
Đảng ủy – UBND phường cũng trực tiếp chỉ đạo các ban ngành đoàn thể trong phường Tứ Hạ tập trung thực hiện vận động nhân dân hưởng ứng tham gia tốt các cuộc vận động, phong trào và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Mặt trận phường cũng đã lập kế hoạch triển khai sâu rộng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa trong từng TDP, đơn vị và trường học để từ đó phát triển bền vững và góp phần đấu tranh ngăn chặn sự tiến công của các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống hiện nay của địa phương như; Ông bà cha mẹ thiếu mẫu mực, gia đình không hòa thuận, con cái trộm cắp, đánh bạc, rượu chè say gây mất trật tự thôn xóm, nghiện game…
Dù cuộc sống có hiện đại đến mấy và có nảy sinh nhiều yếu tố mới thì việc xây dựng gia đình vẫn phải dựa trên nền tảng truyền thống gia đình Việt Nam vững chắc. Từ những kinh nghiệm, xây dựng gia đình văn hóa qua các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 của phường Tứ Hạ cho thấy, nếu xa rời truyền thống của cha ông ta bao đời sẻ rơi vào tình trạng hình thức chủ nghĩa, không có sức lôi cuốn nhiều người. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh có nói “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì củ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì củ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm. (Đời sống mới năm 1947), hay “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”
                                                 - Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, 
                                                                        t. 5, tr. 252-253.
Từ đó tinh hoa của gia đình truyền thống Việt Nam có từ lâu đời kết tinh lại thành nền nếp gia phong. Có thể nói nền nếp gia phong là cốt lõi của gia đình văn hóa. Do đó, mỗi người chủ gia đình cần giữ vững cốt lõi này để làm gương cho các thành viên trong gian đình. Bồi đắp, hình thành những tố chất nhân cách, lối sống văn hóa của mỗi người đều bắt đầu từ môi trường gia đình. Những tố chất về nhân cách con người phải được giáo dục ngay từ thuở bé với những hành vi, cử chỉ sơ đẳng, giản đơn nhất kèm theo sự ứng sử, làm gương của ông bà, cha mẹ ngay những người lớn trong gia đình, của các bậc phụ huynh…Mỗi gia đình phải là một bức tường chắn sự xâm nhập của văn hóa lai căng, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thiếu sự dạy giỗ con cái và  tiếp thu các tệ nạn xã hội khác.
Việc xây dựng tổ ấm gia đình phải gắn liền với môi trường xã hội lành mạnh, không thể xây dựng gia đình một cách đơn điệu mà gắng kết với cộng đồng, khu dân cư. Môi trường xã hội lành mạnh giúp cho gia đình bắt nhịp với cuộc sống của thời kỳ mỡ cửa, phát triển, tiếp cận những giá trị văn minh của nhân loại để từ đó điều chỉnh ứng xử trong mỗi gia đình cho phù hợp. Môi trường xã hội giúp cho mỗi thành viên trong gia đình hiểu rộng biết sâu, nắm nhiều thông tin, phân biệt được cái mới, cái lạc hậu, phân biệt được phải trái, đúng sai, làm việc tốt, tránh điều xấu, biết tuân thủ pháp luật.như Bác Hồ sinh thời đã nói: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".
 
Nhân dân ta có truyền thống tương thân, tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau với tình cảm sâu sắc mà cha ông ta thường gọi là “Tình làng nghĩa xóm”. Đã có nhiều gia đình nảy sinh mâu thuẩn, cải cọ, xô sát có nguy cơ đỗ vỡ nhưng nhờ sự khuyên can của hàng xóm láng giềng, TDP hòa giải giúp các gia đình hàn gắng rạn nứt và đứng vững. Ngược lại, có những trường hợp “đóng cửa bảo nhau”, che dấu tình trạng lục đục, bạo hành trong gia đình kéo dài, đến khi chuyện vỡ lỡ thì đã muộn muốn giàn xếp yên lành cũng không kịp, nhiều bậc phụ huynh thiếu quan tâm con cái đến khi nhà trường, các tổ chức xã hội của địa phương phát hiện thì sự đã rồi. Trong kỳ họp thứ 5, HĐND phường Tứ Hạ, khóa VII vừa qua, nhiều ý kiến của đại biểu tham gia trong lĩnh vực giáo dục ý thức và sự lêu lõng của các thanh thiếu niên trong địa bàn phường có xu thế hư hỏng. Đồng chí Hồ Tuấn Việt trưởng công an phường đã phát biểu “Hiện các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn phường công an phường phối hợp với công an thị xã cơ bản đã đưa ra khởi tố và có biện pháp như đưa vào trại giáo dưỡng theo nghị định 163 của chính phủ, còn đối với các thanh thiếu niên lêu lõng có biểu hiện tiêu cực thì đ/c kêu gọi các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, gia đình và nhà trường kết hợp với  cảnh sát khu vực phối hợp răng đe, vận động giáo dục và quan tâm giúp đỡ để các em tiến bộ hơn…”
Trong các phong trào quần chúng mang tính xã hội như: Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”…trong thực tế cho thấy đã có tác dụng tích cực đến mỗi gia đình của phường. Để thực hiện tốt việc xây dựng gia đình văn hóa trong địa phương, ngoài triển khai thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa. Đảng ủy-UBND phường và Mặt trận phường luôn quan tâm lãnh chỉ đạo thường xuyên và ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” cũng thường xuyên chỉ đạo các TDP, ban công tác mặt trận và các đoàn thể thường xuyên vận động nhân dân thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa. Xong trên thực tế qua báo cáo bình xét gia đình văn hóa năm 2012 của các TDP vẫn còn tồn tại khá nhiều gia đình không đạt văn hóa trong đó còn có nhiều TDP có gia đình không đạt văn hóa quá cao như TDP1,3 và TDP6. Đồng thời hưởng ứng kỷ niệm 82 năm ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, các TDP cũng đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục các mặt tồn tại hạn chế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ gia đình đạt văn hóa của TDP còn thấp nhằm đẩy cáo tỷ lệ trong năm 2013.
Để xây dựng phường Tứ Hạ phát triển về kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân xứng tầm là một phường trung tâm mạnh về mọi mặt, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2061 hộ gia đình của phường hãy là một tổ ấm gắng kết tạo cho những tổ ấm của mỗi gia đình luôn đem lại hạnh phúc cho mỗi người, đồng thời luôn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làm cho môi trường xã hội của phường luôn lành mạnh, thấm đẩm chất nhân văn./.
 
Ngô Văn Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 194.858
Truy cập hiện tại 61