Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thừa Thiên Huế điển hình trong chuyển đổi số
Ngày cập nhật 01/11/2022

Thừa Thiên Huế được xem là điểm sáng trong xây dựng đô thị thông minh, ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử, từng bước kiến tạo nên mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình, lấy người dân làm trung tâm.

Các đại biểu tham quan các gian hàng của các doanh nghiệp tại Tuần lễ chuyển đổi số năm 2022

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025, đến nay, Thừa Thiên Huế hoàn thành 100% chỉ tiêu giai đoạn 2019-2020 và trên 70% các chỉ tiêu phát triển chính quyền điện tử giai đoạn 2021-2025.

Hàng loạt các chỉ số xếp hạng cấp tỉnh năm 2021, Thừa Thiên Huế đều nằm trong nhóm đầu của cả nước như: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI xếp vị trí số 1 toàn quốc; Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ICT xếp thứ 2 toàn quốc; Chỉ số chuyển đổi số DTI xếp thứ 2 toàn quốc; Chỉ số cải cách hành chính PAR Index xếp thứ 4 toàn quốc. Trong các trụ cột chỉ số chuyển đổi số DTI năm 2021 (chính quyền số, kinh tế số và xã hội số) thì tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ nhất cả nước về hoạt động chính quyền số.

Để có kết quả này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kế thừa chặt chẽ, triệt để những kết quả tích lũy của quá trình xây dựng chính quyền điện tử, từ đó tổ chức tái cấu trúc phát triển 5 nền tảng chính, gồm làm việc số, báo cáo số, bản đồ số, phòng họp số và khảo sát thu thập dữ liệu số. Cơ sở 5 nền tảng này bám sát các chỉ tiêu chuyển đối số của quốc gia. Đây là những công cụ giúp cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp có thể đóng góp dữ liệu vào hệ thống chính quyền số điện tử.

Về xã hội số, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn mô hình phù hợp, đó là dịch vụ thông minh và nền tảng Hue S, với sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp, người dân. Nền tảng Hue S đến nay thu hút 10 tập đoàn, doanh nghiệp tham gia tích hợp hơn 15 dịch vụ số, 800 nghìn lượt tải ứng dụng, bình quân mỗi người sử dụng 35 phút/ngày và từ năm 2017 đến nay đã có trên 17 triệu lượt truy cập. Hue S đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, do đó thu hút số lượng rất lớn người dân tham gia. Nền tảng Hue-S là kết quả nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử và triển khai chuyển đổi số. Qua đó, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số hướng đến xây dựng chính quyền số, chú trọng tăng cường mạnh công tác tích hợp ứng dụng, dịch vụ số của nhà nước lên Hue-S. 

Về hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số, các sở, ngành chức năng của tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình, giải pháp để hỗ trợ DN tiếp cận và từng bước số hóa. Thừa Thiên Huế hiện có hơn 6.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó, hơn 91% là DN SMEs, 300 DN công nghệ số. Bên cạnh những nỗ lực của chính quyền, DN đã tích cực, chủ động trong tìm hướng đi mới, tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng CĐS để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới. CĐS đối với DN là nhu cầu cần thiết để tồn tại và phát triển trong xu thế phát triển chung của toàn cầu.

Mới đây, Trung tâm CNTT tỉnh (HueCIT) đã trao tặng bộ giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Với bộ giải pháp thương mại điện tử dành cho DN mà HueCIT cung cấp, các DN dễ dàng quản lý tập trung tất cả các gian hàng của DN cùng lúc trên nhiều sàn thương mại điện tử với khả năng đồng bộ từ Hệ thống Hỗ trợ xúc tiến thương mại, bán sản phẩm.

HueCIT đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam 2022 với Ứng dụng hỗ trợ Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp

Nền tảng số hóa dùng chung tỉnh Thừa Thiên Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022

www.thuathienhue.gov.vn

Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 194.858
Truy cập hiện tại 88