Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho người dân
Ngày cập nhật 31/03/2023
(CTTĐT) - Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung và triển khai nhiều giải pháp cho công tác chuyển đổi số. Các cơ quan, đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), từng bước chuyển đổi số (CĐS) trên từng lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho người dân.
 

 

 

Lãnh đạo tỉnh làm việc với Tập đoàn FPT về việc triển khai các nội dung hợp tác chuyển đổi số

Lãnh đạo tỉnh làm việc với Tập đoàn FPT về việc triển khai các nội dung hợp tác chuyển đổi số
 

Chuyển đổi trong từng cơ quan, đơn vị

Tại Sở Công thương, đơn vị đã chú trọng phát triển CĐS trên tất cả các lĩnh vực: Hoàn thiện chính quyền điện tử (CQĐT) hướng đến xây dựng chính quyền số (CQS); phát triển nền tảng CĐS, kinh tế số, xã hội số và nguồn nhân lực để phục vụ CĐS hiệu quả. Trong đó, Sở đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin; xây dựng môi trường chính sách đáp ứng điều kiện sẵn sàng CQĐT cấp tỉnh, góp phần xây dựng ngành công thương Thừa Thiên Huế hiện đại, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Ngoài triển khai hiệu quả 100% các phần mềm nội bộ và dùng chung của tỉnh, đơn vị đã triển khai ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm được thời gian, chi phí, có thể báo cáo trực tuyến định kỳ, đột xuất; cập nhật, lưu trữ cơ sở dữ liệu...

Trên hành trình CĐS, ngành nông nghiệp (NN) là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên CĐS nhằm thúc đẩy SXKD theo hướng hiện đại, thông minh, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Đến nay, nhiều HTX trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ vào hoạt động SXKD. Sản phẩm của các HTX được xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và chứng nhận OCOP được đưa lên sàn giao dịch điện tử để giới thiệu, quảng bá, kết nối với khách hàng. Hoạt động mua bán sản phẩm đều thông qua hệ thống CNTT điện tử, tạo thuận lợi trong việc giao dịch tiêu thụ nông sản.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai quyết liệt công tác xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chương trình CĐS quốc gia trên toàn địa bàn tỉnh, đồng thời, lựa chọn các nội dung, giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương đã giúp Huế có bước tiến mạnh mẽ trong CĐS.

Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định Hue-S là nền tảng đặc thù thúc đẩy CĐS

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn cho biết, Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện nền tảng phát triển và tích hợp Chính quyền điện tử; đã triển khai và thí điểm 5/7 nền tảng số dùng chung, xây dựng và triển khai nền tảng Hue-S.

“Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định Hue-S là nền tảng đặc thù thúc đẩy CĐS của tỉnh trong trong thời gian tới. Để người dân, DN và cơ quan Nhà nước dễ sử dụng, chúng tôi đã xây dựng kiến trúc CĐS, sắp xếp giao diện Hue-S một cách tối ưu nhất, gồm: Khối truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng công dân số; khối các dịch vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số; khối xã hội số; khối chính quyền số và khối cá thể hóa người dùng. Đây sẽ bộ khung giúp cho hoạt động CĐS thống nhất, bền vững”, ông Sơn cho biết.

Về kinh tế số, bước đầu tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng các nền tảng giúp cho DN, người dân, hộ gia đình có thể tiếp cận theo một cách đơn giản nhất và phù hợp với tiềm lực của địa phương. Về xã hội số, 100% hộ gia đình có địa chỉ số; 45% người dân biết kỹ năng về CNTT và truyền thông; mức độ người dân được tham gia vào cùng cơ quan Nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền qua kênh Tương tác Hue-S là tương đối cao.

Đột phá trong chuyển đổi số để tạo động lực thúc đẩy phát triển

Đến nay, tỉnh đã phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh. Các doanh nghiệp viễn thông đã đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Hạ tầng CNTT trong cơ quan nhà nước được đầu tư đồng bộ, mạng diện rộng được kết nối 100% cấp xã qua mạng truyền số liệu trong cơ quan Đảng và Nhà nước; Trung tâm dữ liệu được đầu tư để triển khai các hệ thống phục vụ chính quyền và cung cấp dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân. Công tác đảm bảo an toàn thông tin được chú trọng.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện nền tảng phát triển và tích hợp Chính quyền điện tử như: Nền tảng phát triển ứng dụng, nền tảng tích hợp, chia sẻ liên thông đã kết nối thông với nền tảng tích hợp chia sẻ liên thông quốc gia. Hạ tầng kết nối từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến Chính phủ, các hệ thống quốc gia đã được thiết lập và vận hành hiệu quả.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho hay, tỉnh xác định CĐS là bước đột phá để tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, trên cơ sở đó ban hành chương trình hành động, tập trung xây dựng khung kiến trúc CĐS của tỉnh dựa trên kết quả đã làm được nhưng phù hợp với xu thế hiện nay. Thời gian tới, tỉnh sẽ phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân. Phát triển nền tảng địa chỉ số, bản đồ số tạo hạ tầng mềm cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Đồng thời, xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung cấp tỉnh, kết nối liên thông, mở chia sẻ dữ liệu để tập hợp tài nguyên dữ liệu của tỉnh vào một đầu mối xử lý, phân tích, tạo ra các giá trị mới phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số…

thuathienhue.gov.vn

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 194.858
Truy cập hiện tại 2.677