ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
PHƯỜNG TỨ HẠ
|
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
|
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2015
Căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết của HĐND về phát triển kinh tế xã hội năm 2015. UBND phường xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2015 với các nội dung chủ yếu sau:
A. MỤC ĐÍCH:
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cáo giá trị trên một đơn vị diện tích, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo tính bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị.
B. CHỈ TIÊU:
Nâng cáo giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác lên 66 triệu đồng/ ha. Góp phần đưa giá trị ngành Nông lâm ngư nghiệp đạt 34,8 tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2014.
- Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình trồng hành lá ở Trưa Cây Cau - TDP4: 0,6 ha; Cồn Két -TDP2: 0,3 ha; Hoa cúc ở TDP1; Hoa đồng tiền ở TDP2, TDP5.
- Tiếp tục chuyển đổi một số diện tích do điều kiện thủy lợi khó khăn:
+ Chuyển đổi hết diện tích đất lúa 2 vụ ở vùng kiệt 5 TDP8: 2,7 ha.
+ Chuyển đổi đất lúa 1 vụ xứ Ruộng Chiến ở TDP6: 0,6 ha.
+ Chuyển đổi đất lúa 2 vụ dọc QL1A ở TDP5, TDP6: 0,5 ha
+ Chuyển đổi diện tích vùng Đuồi Kim Trà ở TDP6: 0,15 ha
- Xây dựng mới mô hình trồng rau màu ở vùng dọc QL1 A ở TDP6: 0,51 ha.
C. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
I. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
1. Duy trì và nhân rộng các mô hình có giá trị kinh tế cao:
1.1. Cây hành lá:
1.1.1. Vùng Cồn Két
- Hiện trạng: Vùng đất này là đất má, UBND phường giao cho Tổ dân phố quản lý; Về chân đất của vùng này là đất thịt nhẹ, phù sa, chân đất thấp so với các địa bàn khác; nước tưới cho việc sản xuất thuận lợi như: có mương thủy lợi chảy qua, thời gian mương thủy lợi không chảy còn có nước dự trữ của đầm Bàu Am ( gần khu vực sản xuất). Việc sản xuất của đa số bà con nông dân ở vùng này chủ yếu là trồng lạc sen sắn, rau khoai lang, về hiệu quả kinh tế không cao. UBND phường đã hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình trồng hành lá tại khu vực này, qua đánh giá của việc sản xuất hành lá ở khu vực này là rất phù hợp như chân đất , nước tưới đảm bảo. Đặc biệt là hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn so với việc trồng lạc, sắn và khoai lang. Từ hiệu quả kinh tế cao, UBND phường tiếp tục chuyển đổi thêm 0,2 ha diện tích trồng hành lá.
- Tổng diện tích chuyển đổi: 0,3 ha. ( Đất má nhà nước quản lý).
Trong đó:
+ Tiếp tục chuyển đổi 2014: 0,1 ha
+ Chuyển đổi thêm năm 2015: 0,2 ha
- Dự kiến Số hộ tham gia: 13 hộ
+ Tiếp tục chuyển đổi năm 2014: 03 hộ
+ Chuyển đổi thêm năm 2015: 10 hộ.
- Điều kiện thực hiện:
+ Đất đai: Vùng đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn nước ô nhiễm khác; Hành có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên đất để trồng hành phải là đất cao, thoát nước tốt, đất cát pha, đất thịt nhẹ .
+ Nước: Vì hành là cây cần khá nhiều nước, đặc biệt là trong mùa nắng cần phải chống nóng cho hành nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.
+ Giống: Hiện nay có 2 giống hành phổ biến: giống hành gốc tím (hành sậy) và gốc trắng (hành hương).
+ Phân bón: Phân chuồng, phân hóa học bón đảm bảo cho cây hành theo đúng quy trình nhằm tạo ra năng suất cao.
1.1.2. Vùng Trưa Cây Cau:
- Hiện trạng: Vùng đất này là: đất 5% UBND phường giao cho TDP quản lý và một số diện tích đất là đất 64; Về chân đất của vùng này là đất thịt nặng; nước tưới cho việc sản xuất của vùng này chủ yếu là dựa vào mương thủy lợi chảy qua và mưa của thiên nhiên. Việc sản xuất của đa số bà con nông dân ở vùng này chủ yếu là trồng lạc sen sắn, về hiệu quả kinh tế không cao. UBND phường đã hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình trồng hành lá tại khu vực này, qua đánh giá của việc sản xuất hành lá ở khu vực này là rất phù hợp như chân đất , nước tưới đảm bảo. Đặc biệt là hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn so với việc trồng lạc, sắn và khoai lang. Từ hiệu quả kinh tế cao, UBND phường tiếp tục chuyển đổi thêm 0,28 ha diện tích trồng hành lá.
- Tổng diện tích chuyển đổi: 0,6 ha
Trong đó:
+ Tiếp tục chuyển đổi năm 2014: 0,32 ha (đất 5% )
+ Chuyển đổi thêm năm 2015: 0,28 ha (trong đó chuyển đổi 2014 chưa làm: 0,05 ha ( đất 5%).
+ Chuyển đổi mới năm 2015: 0,23 ha ( đất 64).
- Dự kiến số hộ tham gia: 14 hộ.
Trong đó:
+ Tiếp tục chuyển đổi năm 2014: 06 hộ
+ Chuyển đổi thêm năm 2015: 08 hộ
- Điều kiện thực hiện:
+ Đất đai: Vùng đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn nước ô nhiễm khác; Hành có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên đất để trồng hành phải là đất cao, thoát nước tốt, đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm.
+ Nước: Vì hành là cây cần khá nhiều nước, đặc biệt là trong mùa nắng cần phải chống nóng cho hành nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.
+ Giống: Hiện nay có 2 giống hành phổ biến: giống hành gốc tím (hành sậy) và gốc trắng (hành hương).
+ Phân bón: Phân chuồng, phân hóa học bón đảm bảo cho cây hành theo đúng quy trình nhằm tạo ra năng suất cao.
1.2. Mô hình trồng hoa cúc phục vụ tết:
Đối với mô hình trồng hoa cúc, đây là mô hình được đánh giá là có hiệu quả cao, đem lại nguồn thu nhập chính cho người nông dân. Người nông dân đã tự tìm tòi học hỏi, thay thế dần những giống cây trồng không phù hợp, hiệu quả kinh tế thấp là hướng đi đúng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân. Đặc biệt là mô hình được nhân rộng ra trên địa bàn TDP 1, nhờ đó đến nay các hộ qua đánh giá mô hình đã đem lại nguồn thu nhập chính cho người nông dân.
Tiếp tục vận động người dân mở rộng diện tích, địa điểm và quy mô sản xuất; Chủ yếu sản xuất tập trung ở vùng TDP 1. Đối với những hộ có nhu cầu mở rộng sản xuất trồng hoa đồng tiền, UBND phường sẽ tạo điều kiện hỗ trợ về kỹ thuật. Đặc biệt là ưu tiên mặt bằng để bán hoa trong các dịp tết.
1.3. Mô hình hoa đồng tiền:
Mô hình trồng hoa đồng tiền được triển khai vào năm 2014 hiện đang trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển, tiếp tục vận động nhân dân chăm sóc để cho năng suất hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tăng cường công tác vận động nhân dân tiếp tục nhân rộng mô hình và mở rộng quy mô sản xuất .
1.4. Mô hình Nấm sò:
Qua đánh giá hiện nay, mô hình trồng nấm sò là một trong các mô hình được đánh giá có hiệu quả cao, đem lại thu nhập cho người dân; tận dụng những diện tích chuồng trại chăn nuôi bỏ hoang người dân đã chủ động đầu tư để sản xuất, tuy nhiên về quy mô sản xuất chưa được mở rộng. Tiếp tục vận động nhân dân mở rộng quy mô sản xuất.
2. Xây dựng các vùng cây chuyên canh có giá trị kinh tế cao:
2.1. Trồng rau màu các loại: Vùng dọc QL1A TDP6 ( phía bờ sông):
- Hiện trạng: Vùng đất này là: đất 5% UBND phường giao cho TDP quản lý và một số diện tích đất là đất 64; Về chân đất của vùng này là đất thịt nặng; nước tưới cho việc sản xuất của vùng này chủ yếu là nước của thiên nhiên. Do giải phóng mặt bằng nên hiện tại đa số diện tích này còn bỏ hoang, diện tích đất 64 người dân quản lý đang trồng lúa 1 vụ, còn 1 vụ chủ yếu là bỏ hoang. Nhằm để không bỏ hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. UBND phường xây dựng mô hình trồng rau màu để chuyển phần diện tích bỏ hoang, phần diện tích sản xuất lúa 1 vụ sang trồng rau màu.
- Tổng diện tích chuyển đổi năm 2015: 0,51 ha.( đất 5%, đất 64)
Trong đó:
- 0,39 ha: ( đất 5 %).
- 0,12 ha: ( đất 64)
- Dự kiến số hộ cho đăng ký tham gia: 07 hộ.
- Điều kiện thực hiện:
+ Đất: Đối với việc trồng rau yêu cầu đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp và thoát nước tốt, đảm bảo đất không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất sẽ cải tạo dần đất để sản xuất.
+ Nước: là một trong những yếu tố cần thiết cho việc trồng rau, tuy nhiên trong quá trình sản xuất tùy theo điều kiện thời tiết, thời vụ bố trí loại rau trồng phù hợp
+ Giống: Rau, củ quả các loại có giá trị kinh tế.
+ Phân bón: Đối với từng loại rau mà bố trí phân bón lót và bón thúc cho phù hợp.
2.2. Trồng sen: Vùng dọc sát QL 1A gồm có: 02 TDP ( TDP5 , TDP 6):
- Hiện trạng: Vùng đất này là đất 5% UBND phường giao TDP quản lý, trước đây là vùng đất trồng lúa, do thi công dự án nâng cấp và mở rộng QL1A, hiện còn một số diện tích nằm ven QL, chân đất ở vùng này thấp trũng, nhiều bùn, về nước cho việc sản xuất chủ yếu dựa vào mương thủy lợi nằm sát chảy từ TDP 5 đến TDP 6. Nhằm để tạo mỹ quan của bộ mặt đô thị. UBND phường dự kiến chuyển đổi 0,5 ha đất để trồng sen.
- Tổng diện tích chuyển đổi năm 2015: 0,5 ha ( đất 5% ).
- Cây trồng chuyển đổi: Trồng sen cao sản .
- Dự kiến số hộ cho đăng ký tham gia: 02 hộ .
- Điều kiện thực hiện:
+ Đất: trồng sen là đất thấp trũng, có bùn, cần cày bừa kỹ bằng phẳng để thâm canh
+ Nước: tưới cho sen phải đảm bảo; Cần khống chế mực nước trong ruộng 20-25 cm trong thời gian mới trồng, giúp cây mau bén rễ. Sau khoảng 10 ngày sau cần theo dõi và trồng dặm liền. Sau đó, cho mực nước tăng dần theo sự sinh trưởng của cây.
+ Giống: sen cao sản
+ Phân bón:
-+ phân bón: dùng cho việc trồng sen gồm các loại phân như Super lân, DAP, Better NPK 12-12-17-9+TE.
3. Chuyển đổi cây trồng diện tích có điều kiện khó khăn.
3.1. Vùng Kiệt 5-TDP 8 gồm có: 02 TDP ( TDP 8,9 và TDP 11).
- Hiện trạng: Vùng đất này chủ yếu là đất 64, năm 2014 đã chuyển đổi 2,17 ha trồng các loại rau màu, hiện nay còn một số diện tích bỏ hoang hiện không sản xuất cỏ mọc nhiều, đất bị chua phèn, chân đất thịt nặng. Nhằm để không bỏ hoang diện tích đất sản xuất. UBND phường dự kiến chuyển đổi thêm 0,458 ha phần diện tích đất còn lại.
- Tổng diện tích chuyển đổi: 2,7 ha ( đất 64)
Trong đó:
- Tiếp tục chuyển đổi năm 2014: 2,17 ha
- Chuyển đổi thêm năm 2015: 0,458 ha
- Số hộ tham gia: 47 hộ ( Có danh sách chi tiết kèm theo)
Trong đó:
+ Tiếp tục chuyển đổi năm 2014: 39 hộ
+ Chuyển đổi thêm năm 2015: 08 hộ
- Loại cây: Cây đậu xanh, ngô lai, mè.
- Điều kiện thực hiện:
+ Đất: Yêu cầu đất không bị ngập úng, bị ô nhiễm, tùy từng loại cây trồng mà việc làm đất cho thích hợp, như đậu xanh yêu cầu đất tơi xốp, vì vậy cần cày bừa kỹ, làm cỏ sạch...
+ Giống: Ngô Lai, đậu xanh cao sản, mè.
+ Phân bón: Tùy từng loại cây trồng, chân đất mà bố trí phân bón cho thích hợp.
3.2. Vùng ruộng chiến TDP6:
Diện tích còn bỏ hoang ở TDP 6 ( vùng Thu Tĩnh, phía dưới Trung tâm nghiên cứu trường Đại học Nông Lâm Huế).
- Hiện trạng: Vùng đất này chủ yếu là đất 64 do hộ quản lý, một số diện tích bỏ hoang hiện không sản xuất cỏ mọc nhiều, đất bị chua phèn, chân đất thịt nhẹ. Nhằm để không bỏ hoang diện tích đất sản xuất. Vận động nhân dân chuyển đổi một số cây trồng có hiệu quả, vừa đảm bảo không để phí đất hoang, vừa cải tạo đất sản xuất.
- Tổng diện tích chuyển đổi: 0,3 ha ( đất 64)
- Cây trồng chuyển đổi: Đậu xanh, mè.
- Số hộ tham gia: 05 hộ
- Loại cây: Cây đậu xanh, ngô, mè.
- Điều kiện thực hiện:
+ Đất: Yêu cầu đất không bị ngập úng, bị ô nhiễm, tùy từng loại cây trồng mà việc làm đất cho thích hợp, như đậu xanh yêu cầu đất tơi xốp, vì vậy cần cày bừa kỹ, làm cỏ sạch...
+ Giống: Ngô Lai, đậu xanh cao sản, mè.
+ Phân bón: Tùy từng loại cây trồng, chân đất mà bố trí phân bón cho thích hợp.
3. 3. Vùng Đuồi Kim Trà (TDP6):
- Hiện trạng: Vùng đất này là đất 5% UBND phường giao cho TDP quản lý; Về chân đất của vùng này là đất thịt nhẹ; nước tưới cho việc sản xuất của vùng này chủ yếu là dựa vào hói chảy qua TDP 6,7. Việc sản xuất của đa số bà con nông dân ở vùng này chủ yếu là trồng lạc sen sắn, về hiệu quả kinh tế không cao. Nhằm để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo tính bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị. UBND phường xây dựng mô hình trồng hành lá tại khu vực này, qua khảo sát vùng này rất có lợi thế về việc trồng hành lá như vì nước ở hói chủ động việc tưới cho cây hành lá.
- Diện tích chuyển đổi năm 2015: 0,15 ha ( đất 5 % ).
- Số hộ tham gia: 05 hộ
- Điều kiện thực hiện:
+ Đất đai: Vùng đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn nước ô nhiễm khác; Hành có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên đất để trồng hành phải là đất cao, thoát nước tốt, đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm.
+ Nước: Vì hành là cây cần khá nhiều nước, đặc biệt là trong mùa nắng cần phải chống nóng cho hành nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.
+ Giống: Hiện nay có 2 giống hành phổ biến: giống hành gốc tím (hành sậy) và gốc trắng (hành hương).
+ Phân bón: Phân chuồng, phân hóa học bón đảm bảo cho cây hành theo đúng quy trình nhằm tạo ra năng suất cao.
2. Về chuyển đổi vật nuôi:
- Tiếp tục chuyển đổi vật nuôi phù hợp với tiến trình phát triển đô thị, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân. Tranh thủ nguồn vốn khuyến nông phối hợp với các ngành thị xã chuyển giao khoa học kỹ thuật và phát triển sản xuất chăn nuôi.
- Tạo điều kiện cho nhân dân có nhu cầu phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở những địa điểm có điều kiện phù hợp, không gây ô nhiểm môi trường nhằm ổn định được tổng đàn; Tiếp tục thực hiện chương trình nạc hoá đàn lợn, chăn nuôi lợn hướng nạc, phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, gia trại và các trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Tiến hành đồng bộ các giải pháp để chuyển đổi cơ cấu tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất chăn nuôi, chọn con giống khỏe mạnh, giống có nguồn gốc, xuất xứ, giống có năng suất chất lượng cao.
- Tuyên truyền vận động bà con chăn nuôi mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình mới, không làm ảnh hưởng đến môi trường đô thị; các mô hình có hiệu quả kinh tế cao như mô hình: nuôi bồ câu Pháp, mô hình nuôi thỏ, mô hình vịt trời..., tiếp tục vận động nhân dân đầu tư nuôi cá lồng.
- Làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh, nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thú y, kiên quyết chuyển chăn nuôi gia súc bầy đàn ra khỏi khu vực dân cư không để gây ô nhiễm.
III. Phát triển kinh tế vườn:
- Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế, phát triển cây trồng gắn với cảnh quan môi trường đô thị, chú trọng phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
- Phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông – Lâm – Ngư và các ban, ngành thị xã khảo sát về chất đất đưa một số loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế vào phát triển kinh tế vườn.
D. VỀ KINH PHÍ HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI:
-UBND phường phối hợp tranh thủ nguồn vốn khuyến nông tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nhân dân.
-Đối với những mô hình và diện tích mới chuyển đổi năm 2015 UBND phường hỗ trợ cụ thể như sau:
+Đối với đất má, đất 5%: UBND phường hổ trợ 3 năm đầu chuyển đổi.
+Đối với khâu làm đất và giống: hổ trợ năm đầu tiên chuyển đổi 100%.
E. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
Tăng cường vận động, tuyên truyền cho nhân dân nhận thức về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nhân dân tự giác tham gia.
Phối hợp với Phòng Kinh tế thị xã, trạm Khuyến Nông – Lâm – Ngư, Thú y thị xã tham khảo để tìm ra giải pháp phù hợp cho cây trồng phù hợp với địa bàn phường, nhằm phát triển kinh tế trong sản xuất, tập huấn áp dụng KHKT trong sản xuất.
Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các đoàn thể phường tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân, chủ động đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Tiếp tục có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho nhân dân thực hiện chuyển đổi cây trồng ở những mô hình mới và diện tích đất mới chuyển đổi chú ý có hiệu quả.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ và vận động bà con nhân dân nhân rộng mô hình trồng hành lá, khuyến khích động viên nhân dân trồng rau màu, mô hình trồng sen kết hợp thả cá, mô hình trồng nấm rơm, mở rộng diện tích trồng hoa cúc, hoa đồng tiền.
Tiếp tục thực hiện phương án sản xuất giống lúa xác nhận tại chỗ, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động nguồn giống ổn định đầu tư cho sản xuất, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất 100% diện tích.
Đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng phát triển hộ, tiến đến sản xuất theo hướng chăn nuôi trang trại tập trung, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc pháp lệnh thú y, đồng thời chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh môi trình.
Tận dụng diện tích ao hồ hiện có, đồng thời chuyển đổi một số diện tích hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi cá, vận động những hộ có điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành chuyên môn hỗ trợ chuyển giao tiến bộ KHKT cho bà con nhân dân trong sản xuất chăn nuôi.
2. Về công tác phát triển kinh tế vườn:
Tổ chức đánh giá, khảo sát hiệu quả kinh tế vườn để có định hướng, bố trí cây trồng hợp lý, nhất là đối với những diện tích vườn có nhiều cây tạp, cây cho thu nhập thấp, vận động nhân dân nâng cao nhận thức trong phát triển kinh tế vườn, phát triển cây trồng găn với cảnh quan môi trường đô thị, chú trọng phát triển các loại cây cảnh, cây đặc sản, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Tăng cường hơn nữa công tác phát triẻn kinh tế vườn, góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình, đồng thời tạo cảnh quan môi trường đô thị.
Phối hợp tổ chức tập huấn và tư vấn cho nhân dân về quy trình kỹ thuật trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả.
F. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- UBND phường giao trách nhiệm cho cán bộ Nông nghiệp phường tranh thủ ý kiến của phòng Kinh tế thị xã, trạm Khuyến Nông – Lâm – Ngư, Thú y thị xã phối hợp Hội Nông dân phường, HTX nông nghiệp Phú ốc tham mưu UBND phường thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế vườn; tuyên truyền động viên bà con nhân dân thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc chuyển đổi đảm bảo kế hoạch UBND phường; kịp thời báo cáo, tham mưu cho UBND phường trong các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế vườn.
- Trách nhiệm của HTX Nông nghiệp Phú Ốc phối hợp cùng với Cán bộ nghiệp phường, Tổ trưởng TDP tham mưu cho UBND phường về việc thực hiện chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế vườn theo kế hoạch của UBND phường, đồng thời tranh thủ ý kiến của Phòng Kinh tế thị xã, trạm Khuyến Nông – Lâm – Ngư, Thú y thị xã những loại cây trồng, vật nuôi, bố trí những cây trồng gì phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết của địa phường để tiếp tục chuyển đổi trong thời gian đến; tham mưu xây dựng dự toán hỗ trợ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; thông báo kế hoạch UBND phường đến bà con nhân dân, tuyên truyền vận động bà con nhân dân tham gia và hướng dẫn bà con nhân dân đăng ký chuyển đổi, triển khai và đôn đốc bà con nhân dân thực hiện việc chuyển đổi đảm bảo kế hoạch, thường xuyên kiểm tra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con để có hướng dẫn bà con gieo trồng theo đúng khung lịch thời vụ, thực hiện tốt mô hình đem lại hiệu quả cao, kiểm tra hệ thống kênh mương thủy lợi để phục vụ tốt việc tưới tiêu, đồng thời giám sát, chỉ đạo trong quá trình thực hiện mô hình. Báo cáo kịp thời cho UBND phường về quá trình thực hiện của bà con nhân dân định kỳ hàng tuần ( thông qua cán bộ phụ trách Nông nghiệp phường).
- Trách nhiệm của TDP: Phối hợp HTX, Tổ trưởng Tổ sản xuất trong việc nắm tình hình các hộ dân đăng ký chuyển đổi.( báo cáo về UBND phường trước ngày 25/5/2015 )
+ Trên cơ sở phương án đăng ký, gởi phương án và báo cáo Danh sách hộ đăng ký tham gia chuyển đổi cây trồng năm 2015.( kể cả những mô hình và diện tích mới chuyển đổi, và số diện tích mở rộng chuyển đôi).
-Đối với TDP1,2, 3,4,8:
+Báo cáo danh sách hộ tiếp tục tham gia và không tham gia mô hình trồng hành lá ở vùng Trưa cây cau, vùng Cồn Két và chuyển đổi cây trồng vùng kiệt 5 TD8.
Đồng thời tuyên truyền và tăng cường vận động bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế vườn đảm bảo kế hoạch của UBND phường. Thường xuyên đôn đốc, nắm tình hình thực hiện việc chuyển đổi của bà con, kịp thời báo cáo cho UBND phường.
- Đối với các hộ nhân dân thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phải cam kết thực hiện đảm bảo theo kế hoạch của UBND phường và thực hiện phải đảm bảo đúng khung lịch thời vụ và hướng dẫn của HTX nông nghiệp Phú Ốc.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế vườn năm 2015 của UBND phường Tứ hạ. UBND phường đề nghị các ban ngành liên quan, HTX NN Phú ốc, Tổ trưởng các TDP khẩn trương triển khai thực hiện và hướng dẫn nhân dân thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo đúng khung lịch thời vụ, trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc kịp thời báo cáo UBND để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
- T/ vụ Đảng ủy phường ( B/c);
|
KT. CHỦ TỊCH
|
- CT-PCT/HĐND-UBND phường;
|
PHÓ CHỦ TỊCH
|
- CT UBMT phường;
|
|
- Trưởng các đoàn thể phường;
|
|
- Các Ban, Trạm phường;
|
|
- HTX NN Phú Ốc;
|
|
- Tổ trưởng các TDP;
|
|
- Lưu VP, NN phường.
|
Lê Anh Học
|